Kỷ nguyên công nghệ tiếp theo là gì?

Kỷ nguyên công nghệ tiếp theo là gì?

Sau PC, Internet và smartphone, thế giới có thể sẽ trải qua một kỷ nguyên công nghệ mới với vũ trụ ảo (metaverse), blockchain và điện toán lượng tử.

Một trong những thách thức khi dự đoán về công nghệ là làm thế nào để thoát khỏi cái mà nhà xã hội học Michael Mann gọi là “xã hội học của năm phút cuối”. Bởi công nghệ là một ngành liên tục được cập nhật bởi những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhiều khi chúng là những phát minh thiết thực và đột phá, nhưng cũng không ít trong số đó chỉ là những thứ hào nhoáng và vô dụng.

Một giải pháp là mượn ý tưởng của nhà bình luận công nghệ kỳ cựu Ben Thompson. Vào năm 2014, ông đã gợi ý rằng chúng ta nên nghĩ về ngành công nghệ theo “kỷ nguyên” – những giai đoạn quan trọng trong lịch sử của một lĩnh vực. Tại thời điểm đó, Thompson nhận thấy có ba kỷ nguyên trong sự phát triển của thế giới hiện đại, mỗi kỷ nguyên được xác định về công nghệ cốt lõi và “ứng dụng sát thủ” của nó.

Máy tính lượng tử được sử dụng thương mại đầu tiên của IBM. Ảnh: AP

Máy tính lượng tử được sử dụng thương mại đầu tiên của IBM. Ảnh: AP

Kỷ nguyên thứ nhất trong khuôn khổ này là kỷ nguyên PC, được mở ra vào tháng 8/1981 khi IBM ra mắt máy tính cá nhân của hãng. Công nghệ cốt lõi là kiến trúc mở của máy tính và hệ điều hành MS-DOS (sau này là Windows). Ứng dụng mang tính đột phá trong thời kỳ này chính là bảng tính.

Kỷ nguyên thứ hai là kỷ nguyên Internet, bắt đầu 14 năm sau khi kỷ nguyên PC bắt đầu, với thương vụ IPO của Netscape vào tháng 8/1995. Công nghệ cốt lõi thời kỳ này là trình duyệt web – công cụ biến Internet thành một thứ bình thường ai cũng có thể hiểu và sử dụng. Kỷ nguyên này ban đầu được đặc trưng bởi cuộc cạnh tranh kiểm soát thị phần trình duyệt tàn khốc, trong đó, Microsoft phá hủy Netscape và chiếm được 90% thị trường nhưng cuối cùng phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền. Trong kỷ nguyên này, tìm kiếm là ứng dụng sát thủ và cuối cùng, ứng dụng chiếm ưu thế là mạng xã hội với thị phần thống trị bởi Facebook.

Kỷ nguyên thứ ba theo Thompson chính là kỷ nguyên hiện nay, dành cho thiết bị di động. Bắt đầu từ tháng 1/2007 khi Apple công bố iPhone và khởi động cuộc cách mạng smartphone. Không giống hai kỷ nguyên trước đó, không có hệ điều hành thống trị duy nhất: thay vào đó có sự độc quyền giữa iOS của Apple và Android của Google. Ứng dụng sát thủ thời kỳ này được gọi là “nền kinh tế chia sẻ” và nhắn tin với nhiều hình thức khác nhau trở thành phương tiện truyền thông thống trị. Và bây giờ có vẻ kỷ nguyên smartphone đang đạt đến đỉnh cao.

Nếu đó thực sự là những gì đang xảy ra, câu hỏi hiển nhiên là: điều gì xảy ra tiếp theo? Kỷ nguyên thứ tư sẽ gì? Và ở đây, thật đáng để mượn một ý tưởng từ một nhà quan sát khác, tiểu thuyết gia William Gibson, người đã nhận xét rằng “tương lai đang ở ngay đây, chỉ là nó chưa được phân bố đồng đều”. Như vậy, có vẻ những gì chúng ta nên tìm kiếm là những thứ liên tục “sôi sục” theo những cách rời rạc và dường như không liên kết với nhau.

Nếu bạn tin vào ngành công nghệ, vũ trụ ảo metaverse có thể là một lựa chọn. Ở bất kỳ mức độ nào, ý tưởng metaverse là tầm nhìn về một môi trường nhập vai giống trò chơi điện tử nơi người dùng có thể chạy trốn thực tế.

Hai ứng cử viên hợp lý hơn cho kỷ nguyên tiếp theo là công nghệ blockchain và điện toán lượng tử. Nhưng hai công nghệ này thể hiện một mâu thuẫn khi các công cụ tiền điện tử hiện tại phụ thuộc vào việc tạo ra các mã mất hàng triệu năm để bẻ khóa. Tuy nhiên, máy tính lượng tử sẽ bẻ khóa chúng trong nano giây.

Theo sohoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985.583.246
challenges-icon chat-active-icon